Một số chú ý khi sử dụng đèn compact
- Không nên lắp bóng đèn compact ở những nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và nhiều bụi như: Gần bếp, trong nhà tắm, ngoài trời. Bởi nhiệt độ môi trường quá cao rất dễ gây hỏng bóng, với những nơi có độ ẩm cao, nhiều bụi, bụi và hơi nước dễ xâm nhập vào bên trong mạch điện tử, đây chính là nguyên nhân gây hỏng bóng đèn compact. Nếu sử dụng đèn compact ở những địa điểm này, cần lắp thêm chóa đèn để bảo vệ bóng.
- Không lắp đặt chung bóng đèn compact với các loại bộ đèn không đủ không gian thoát nhiệt. Vì trong quá trình hoạt động, bóng compact sẽ tỏa nhiệt, nếu bộ đèn không đảm bảo thoát nhiệt tốt thì nhiệt độ sẽ ngày càng cao ảnh hưởng đến tuổi thọ bóng compact. Do đó, người tiêu dùng cần sử dụng bóng compact với loại chóa đèn và bộ đèn phù hợp, đảm bảo tỏa nhiệt tốt.
- Qua thời gian sử dụng, bóng đèn tiết kiệm điện rất dễ bị gỉ, nhất là hai đầu tắc te. Chính vì vậy, bạn phải thường xuyên lau chùi bóng đèn và máng đèn. Khi lau chùi bóng đèn tiết kiệm điện, chú ý chỉ nên dùng nước hoặc nước lau kính, không nên dùng cồn bởi cồn sẽ làm ảnh hưởng tới lớp bột huỳnh quang của bóng đèn tiết kiệm điện.
Nếu tắc te của bóng đèn tiểt kiệm điện đã bị đen hoặc bị gỉ thì cần phải thay ngay. Bạn cũng cần lau hai đầu tiếp xúc điện bằng khăn khô để tránh bụi bám vào đó sau nhiều ngày sử dụng.
- Nguồn điện chập chờn không ổn định cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tuổi thọ bóng đèn. Nếu nguồn điện xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến độ phát sáng, nguồn điện càng thấp thì ánh sáng càng yếu. Ngược lại, nguồn điện cung cấp vượt ngưỡng sẽ tác động trực tiếp đến các linh kiện bên trong, thậm chí gây “cháy” bóng (làm ảnh hưởng đến các con ion nắn dòng, cuộn dây điện thế, transitor, tụ điện...)
- Không để bóng đèn tiết kiệm điện ở những nơi ẩm ướt, như vậy sẽ rất dễ ảnh hưởng tới dòng điện tới bóng đèn. Nếu để lâu, điều đó sẽ gây chập điện, làm nguy hiểm tới người sử dụng.
Nên để bóng đèn tiết kiệm điện ở nơi khô ráo
Đặc biệt, với khí hậu ở miền Bắc vào mùa ẩm, bóng đèn tiết kiệm điện rất dễ bị hư hỏng. Khí hậu miền Nam vào mùa mưa cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của bóng đèn tiết kiệm điện. Vì thế bạn nên lắp bóng đèn tiết kiệm điện vào máng đèn thay vì việc chỉ treo bóng đèn lên.
- Khi vận chuyển tránh xảy ra va đập.
- Khi lắp đặt phải nhẹ tay và đúng quy cách. Bởi vì linh kiện điện tử khi sử dụng đòi hỏi tính chính xác cao. Nếu bị chấn động sẽ ảnh hưởng đến các mối nối, khi tiếp xúc với nguồn điện bóng đèn nóng lên sẽ làm hở các mối nối này.
- Bên cạnh đó, nếu bảo quản không tốt, bóng đèn sẽ dễ bị xì, nứt. Để phát sáng thì bóng đèn phải đạt được áp suất chân không, nếu bóng bị xì, nứt (chỉ cần một vết rạn nứt nhỏ) cũng không còn khả năng sử dụng.
- Hạn chế bật, mở bóng đèn compact quá nhiều lần trong ngày.
- Giữa mỗi lần bật, tắt nên có cách quãng. Vì đèn compact khi khởi động đòi hỏi công suất làm việc cao, nếu cứ bật, mở đèn nhiều lần trong ngày, hoặc không cách quãng giữa mỗi lần bật, mở sẽ dẫn đến quá tải ảnh hưởng đến hầu hết các linh kiện bên trong. Việc này cũng gây ra nguyên nhân bóng mau bị đen đầu, do khi khởi động các hạt điện tử sẽ đập vào lớp bột huỳnh quang với tần suất cao làm cháy lớp bột này.
Bóng đèn tiết kiệm điện có sử dụng bột huỳnh quang với đặc tính tăng phô điện tử, nhưng qua thời gian lượng bột huỳnh quang đó không được bảo toàn. Vì vậy bạn cần có những biện pháp để duy trì lượng bột huỳnh quang, điều này giúp bóng đèn tiết kiệm điệntiết kiệm được nhiều điện năng hơn và có tuổi thọ cao hơn.
Bóng đèn tiết kiệm điện là sự lựa chọn thông minh cho mỗi hộ gia đình trong thời đại hiện nay. Hy vọng rằng những cách bảo quản bóng đèn tiết kiệm điện sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích nhất để sử dụng đèn vừa tiết kiệm điện, vừa tăng tuổi thọ của bóng đèn.